Dịch vụ bảo vệ vệ sĩ chuyên nghiệp tại Long An, Bình Dương

Đối tượng bảo vệ của mục tiêu di động là: con người, tài sản, tài liệu... được pháp luật bảo vệ tức là quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, con người và tài sản, tài liệu...

Dịch vụ bảo vệ vệ sĩ chuyên nghiệp

1. Khái niệm mục tiêu di động:

     Mục tiêu di động (MTDĐ) là con người cụ thể đang sống hay hàng hoá, tài sản, tài liệu... được pháp luật bảo vệ mà di chuyển từ nơi này đến nơi khác hoặc từ vị trí A đến vị trí B theo kế hoạch - phương án - và trên một tuyến nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định.

     Đối tượng bảo vệ của mục tiêu di động là: con người, tài sản, tài liệu... được pháp luật bảo vệ tức là quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, con người và tài sản, tài liệu...

2. Khái niệm bảo vệ mục tiêu di động:

   Là việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng bảo vệ nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho đối tượng được bảo vệ.

3. Vị trí của bảo vệ MTDĐ:

 Khi tiến hành bảo vệ mục tiêu di động phải nắm chắc tình hình trật tự an toàn xã hội xung quanh khu vực và trên toàn tuyến mà một người hoặc một nhóm người hoặc tài sản, tài liệu sẽ đi qua hoặc nơi để tài sản, tài liệu... có ý nghĩa rất quan trọng góp phần đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo vệ và hoàn thành tốt nhiệm vụ khi được giao.

4. Nhiệm vụ bảo vệ MTDĐ:

    - Bảo vệ thật an toàn cho đối tượng được bảo vệ.

    - Bỏ nội dung thứ 3 ở trên.

5. Yêu cầu bảo vệ:

   - Thêm nội dung thứ 3: Bí mật bất ngờ về nơi đi nơi đến và cả quá trình di chuyển.

6. Đặc điểm của MTD

 

 

  - Đối tượng bảo vệ thường được sử dụng các phương tiện cơ giới và thường được vận chuyển qua nhiều địa bàn khác nhau.

 

 

 Đối tượng bảo vệ liên quan trực tiếp và chịu sự chi phối của thời tiết, chất lượng phương tiện, hệ thống giao thông... và luôn ở trạng thái độc lập cách xa cơ quan chủ quản, chủ sở hữu và Công ty, Chỉ huy của lực lượng bảo vệ, do đó khi bị xâm hại lực lượng hỗ trợ khó tiếp ứng hoặc tiếp ứng chậm

 

II. BIỆN PHÁP BẢO VỆ MỤC TIÊU

1. Bảo vệ con người

    1.1. Công khai:

+ Người được bảo vệ biết rõ việc mình bảo vệ. Nhưng bí mật với người xung quanh.

+ Tất cả mọi người đều biết về việc bảo vệ.

Cũ: Biện pháp bảo vệ

Trực tiếp tiếp cận ( vệ sĩ )

Bảo vệ từ xa, vòng ngoài ( có khoảng cách nhất định )

1.2. Bí mật:

+ Bí mật với mọi người xung quanh, bí mậy với cả người bảo vệ và chỉ công khai khi có tình thế cấp thiết hay phòng vệ chính đáng phải bộc lộ rõ thân phận người làm công tác bảo vệ

Cũ: Biện pháp bảo vệ: Đi cùng, giám sát nhưng giữ khoảng cách đủ để sử lý khi có vụ việc sảy ra.

Mới: Hình thức bảo vệ

2. Bảo vệ tài sản:

2.1 Bảo vệ có tính chất bí mật:

2.2 Bảo vệ có tính chất bình thường

Cũ:     + Phương thức bảo vệ:

+ Nhân viên bảo vệ áp tải

+ Nhân viên bảo vệ chuyên trở trực tiếp

Mới: Hình thức bảo vệ

III NỘI DUNG BẢO VỆ MTDĐ:

1. Công tác nắm tình hình:

Cũ:     Xác định rõ vị trí tầm quan trọng của mục tiêu (người,phương tiện, tài sản...)

Mới:  - Xác định  rõ vị trí, tầm quan trọng của đối tượng được bảo vệ

- Nắm tình hình về an ninh trật tự. nơi xuất phát, nơi đi qua nơi đi đến, tình hình thời tiết, hệ thống giao thông...

2 Chuẩn bị: Yêu cầu lập được kế hoạch bảo vệ thông qua đó chuẩn bị tốt những nội dung sau:

Về lực lượng bảo vệ: Số lượng chất lượng, giới tính.

Cũ: Vũ khí, công cụ hỗ trợ phương tiện

Mới: Công cụ hỗ trợ, phương tiện....bỏ từ vũ khí.

Cũ: Lịch trình hoạt động của MTDĐ.

Mới: Lịch trình hoạt động của đối tượng bảo vệ (nếu có).

Cũ: Dự kiến các tình huống và biện pháp xử lý.

Mới: Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và hình thức xử lý.

Cũ: Các biện pháp thông tin liên lạc khi gần sử dụng.

Mới: Các hình thức thông tin liên lạc khi cần sử dụng.

3. Những điểm trọng tâm khi tiến hành bảo vệ MTDĐ:

3.1. Tiếp nhận mục tiêu:

    Nhân viên bảo vệ đến tiếp nhận mục tiêu trước thời điểm xuất phát cùng với người có trách nhiệm phụ trách mục tiêu kiểm tra lại mục tiêu theo chức năng thống nhất lại lịch, kế hoạch bảo vệ...

3.2. Xuất phát:

  • Căn cứ vào thực tiễn thời tiết, phương tiện...., các vấn đề ANTT để xuất phát.

  • Nhân viên bảo vệ chọn vị trí ngồi thích hợp tiện quan sát xung quanh và đảm bảo tính cơ động chiến đấu.

  • Liên lạc với chỉ huy để tiện theo dõi.

3.3. Quá trình bảo vệ:

Cũ: Không được làm riêng, ngủ để đảm bảo tập trung công việc.

Mới: Không được làm việc riêng hoặc ngủ để tập trung công việc.

  • Điều kiên thuận lợi về phương tiện, hệ thống giao thông thời tiết thì di chuyển theo lịch trình.

  • Khi phải nghỉ để giải quyết việc cá nhân lựa chọn địa điểm thích hợp để đảm bảo an toàn và phải có người thường xuyên cảnh giới bám sát bảo vệ mục tiêu.

  • Trường hợp phải nghỉ qua đêm lụa chọn nơi tình hình ANTT tốt để nghỉ và dễ thông tin liên lạc: nơi cơ quan Công an, chính quyền sở tại....

  • Khi có sự cố về phương tiện, thời tiết... không đảm bảo thực hiện được lịch trình phải lãnh đạo Công ty An Quốc và lãnh đạo cơ quan chủ quản hoặc người chủ tài sản, tài liệu biết.

  • Quá trình bảo vệ bị tội phạm xâm hại thì phải khẩn trương báo cáo về các bộ có thẩm quyền xin chỉ đạo, báo cáo ngay cho cơ quan công an sở tại. Huy động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ mục tiêu, nhân viên bảo vệ kiên quyết, linh hoạt, mưu trí, dũng cảm ngăn chặn tội phạm.

3.4. Kết thúc quá trình bảo vệ:

  • Kiểm tra bàn giao xác định tính nguyên vẹn của mục tiêu.

  • Báo cáo lại diễn biến của quá trình bảo vệ.

  • Ý kiến nhận xét của người được bảo vệ hoặc của người chủ sở hữu, hoặc của người có trách nhiệm đối với đối tượng bảo vệ.

Chú ý: Trong trường hợp có nhân viên bảo vệ sử dụng phương tiện độc lập đi áp tải thì không được đi trước hoặc đi sau 100m, nếu ban đêm hoặc thời tiết xấu phải đi sát đảm bảo tầm quan sát theo dõi. Đảm bảo việc liên lạc bằng bộ đàm, điện thoại hoặc trực tiếp với người trong mục tiêu.

Nhân viên phải ý thức tự đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

VI. Một số tình huống xảy ra và phương pháp xử lý:

1. Tình huống tội phạm tấn công:

    Nhiệm vụ đặt ra: kiên quyết chống trả, ngăn chặn tội phạm theo đúng quy định của phấp luật để bảo vệ cho mục tiêu.

- Nếu là đối tượng cưỡng đoạt tài sản (không biết được nội dung, tính chất quan trọng của mục tiêu được bảo vệ).

- Đối tượng cưỡng đoạt (xin đểu) tiền với số lượng nhỏ không đáng kể thì giáo dục thuyết phục can ngăn đối tượng để hạn chế hậu quả xảy ra.

 Bỏ cụm từ: Nếu ở khu vực đông dân cư.

- Đối tượng trộm cắp tài sản (khi mục tiêu dừng tại một điểm).

* Đã rõ đối tượng:

  • Bắt giữ đối tượng.
  • Lập biên bản vụ việc.

 Lập biên bản tạm giữ tài sản.

  • Nếu tài sản có giá trị lớn tổ chức bảo vệ hiện trường, báo cáo cơ quan Công an gần nhất, báo cáo trung tâm chỉ huy.
  • Tài sản có giá trị nhỏ dẫn giải đối tượng đến cơ quan Công an hoặc chính quyền địa phương gần nhất.

* Tài sản đã bị chiếm đoạt không rõ thủ phạm: (Đã bảo vệ tiếp cận mà không biết thủ phạm)

  • Lập biên bản vụ việc, xác định tài sản bị chiếm đoạt.
  • Đề nghị người biết việc, người làm chứng tường trình.
  • Tài sản có giá trị lớn: Bảo vệ hiện trường, báo cáo cơ quan Công an gần nhất, báo cáo Trung tâm chỉ huy.

Trường hợp tội phạm xác định được giá trị, tầm quan trọng, nội dung mục tiêu cần bảo vệ ( trường hợp này, tội phạm có sự chuẩn bị tấn công từ trước. Xuất hiện các loại tội phạm như cướp tài sản, xâm hại tính mạng sức khoẻ của đối tượng được bảo vệ).

  • Báo cáo khẩn cấp Trung tâm chỉ huy, cơ quan Công an và chính quyền sở tại.
  • Hô hoán báo động trong khu vực, huy động quần chúng nhân dân tham gia (nếu có thể mà không xâm hại đến tính mạng và sức khoẻ của nhân dân).
  • Liên lạc với các trạm Công an giao thông, các lực lượng vũ trang gần nhất.
  • Sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ chống trả, tấn công bắt giữ đối tượng theo quy định của Pháp luật. Được phép phòng vệ chính đáng.

    : ....Lấy sinh cung trong trường hợp tính mạng của người bị hại bị xâm phạm một cách nghiêm trọng.

2. Tình huống 2: Tai nạn giao thông.

  • Cấp cứu người bị nạn

  • Giữ nguyên hiện trường.

  • Báo cáo cơ quan Công an (Cảnh sát giao thông)

     Báo cáo Lãnh đạo Công ty và Lãnh đạo cơ quan chủ quản, hoặc chủ sở hữu tài sản, tài liệu...

* Điều cần chú ý:

    Trong trường hợp vận chuyển hàng hoá, tiền bạc hoặc tài liệu quan trọng bằng các phương tiện giao thông công cộng, ngoài những yêu cầu chung, quá trình bảo vệ mục tiêu cần lưu ý:

  • Giữ bí mật của mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ đối với những người xung quanh.

  • Lựa chọn vị trí ngồi và nơi để đối tượng bảo vệ đảm bảo an toàn.

  • Tập trung quan sát, phát hiện những biểu hiện nghi vấn chủ động phòng ngừa.

  • Những thời điểm phương tiện dừng, có người lên xuống phải có ý thức cảnh giác, tập trung cao độ để bảo vệ mục tiêu.

     Trong trường hợp cần thiết phải sử dụng công cụ hỗ trợ phải hết sức cẩn thận trước tính mạng và sức khoẻ của mọi người xung quanh và của nhân dân. Bỏ từ vũ khí.

    Trường hợp bắt được đối tượng phạm tội quả tang xâm hại đối tượng được bảo vệ tuỳ từng điều kiện, phương tiện cụ thể để yêu cầu chủ phương tiện cùng áp tải đối tượng đến cơ quan Công an gần nhất hoặc đề nghị hành khách cùng phối hợp giải quyết.

V. Phương án bảo vệ mục tiêu:

1. Nhận thức chung:

1.1. Khái niệm: Phương án bảo vệ là những đặc điểm tình hình có liên quan tới công tác bảo vệ. Trên cơ sở đó Công ty An Quốc đề ra các nhiệm vụ cụ thể, biện pháp đảm bảo, dự kiến các tình huống có thể xảy ra và phương pháp xử lý nhằm mục đích bảo vệ an toàn cho đối tượng và mục tiêu bảo vệ.

1.2. Đặc điểm chung của một phương án bảo vệ:

1.2.1. Đặc điểm tình hình của cơ quan, doanh nghiệp.

1.2.2. Nhiệm vụ cụ thể và bố trí lực lượng canh gác, tuần tra, kiểm soát.

1.2.3. Dự kiến các tình huống xảy ra và phương pháp xử lý.

1.2.4. Phối hợp với các lực lượng:

    + Công ty - Cơ quan chủ quản.

    + Công an - Chính quyền địa phương.

1.2.5. Tổ chức thực hiện:

    + Thời gian.

    + Địa điểm.

    + Công cụ hỗ trợ.

2. Nội dung cơ bản của một phương án:

2.1. Nêu khái quát tên đầy đủ, địa chỉ, chức năng hoạt động của mục tiêu.

2.2. Tình hình dân cư, địa bàn xung quanh mục tiêu liên quan đến công tác bảo vệ.

2.3. Mục tiêu - yêu cầu đối với nhân viên bảo vệ.

2.4. Được sử dụng công cụ hỗ trợ để phục vụ công tác bảo vệ.

2.5. Nhiệm vụ cụ thể của từng chốt. Ví dụ:

- Chốt A1:

    + 3 (hoặc 4)  nhân viên thay nhau làm việc liên tục 24/24h.

    + Có nhiệm vụ duy trì an ninh trật tự tại khu vực cổng. Đóng mở cổng và kiểm tra khi có người, phương tiện ra vào mục tiêu....

- Chốt A2: Có nhiệm vụ:

    + 3 nhân viên thay nhau làm việc liên tục 24/24h.

    + Kiểm tra, giám sát hàng hoá, người, phương tiện ra vào....

2.6. Thời gian làm việc:

Tùy theo từng loại hình bảo vệ của khách hàng yêu cầu.Có thể 24h/24h hoặc từng khung giờ cụ thể.

2.7. Một số tình huống xảy ra và phương pháp xử lý của nhân viên bảo vệ.

2.8. Trách nhiệm của cơ quan, doanh nghiệp đối với công tác bảo vệ.

2.9. Các số điện thoại cần thiết để liên hệ khi xử lý thông tin.

Ban giám đốc Công ty - Các cấp chỉ huy của Công ty.

Lãnh đạo Cơ quan chủ quản.

PCCC 114, cấp cứu 115, Cảnh sát phản ứng nhanh 113...